Thứ tư, 26/03/2025

Chủng coronavirus Delta Plus: Miễn dịch cộng đồng, 60% là chưa đủ

Chủng mới được gọi là “biến thể gây quan ngại” khi có bằng chứng cho thấy nó có thể lây nhiễm nhiều hơn chủng ban đầu, gây ra bệnh nghiêm trọng hơn, hoặc “né tránh” vắc xin hoặc kháng thể.
HÌnh minh họa

Để giảm sự lây nhiễm coronavirus, cần phải phát triển mức miễn dịch cộng đồng, nói khác đi, một số nhóm người nhất định phải được chủng ngừa hoặc bị bệnh và mức độ miễn dịch cộng đồng cần đạt tới để chống lại chủng coronavirus Delta vốn lây lan mạnh hơn.

Theo nhà dị ứng học-miễn dịch học Vladimir Bolibok của Nga cho biết, tính toán trước đây, con số này ít nhất phải đạt được 60% dân số cả nước. Nhưng để đối phó với chủng Delta, là chủng coronavirus lây mạnh hơn, “cần phải bảo vệ ít nhất 70% dân số, hoặc tốt nhất là 75%”,

“Trong quá trình tiêm chủng, đầu tiên cần chú trọng tới những nhóm quan trọng, đó là người già trên 60 tuổi. Cũng cần chú ý đến những người mắc bệnh đái tháo đường, béo phì và các bệnh tim mạch. Họ sẽ nhiễm COVID-19 nặng hơn và họ có nguy cơ tử vong”, – ông Vladimir Bolibok giải thích.

Chủng coronavirus Ấn Độ (B.1.617) đã được phát hiện tại nước này vào tháng 10 năm ngoái. Sau đó, nó được tìm thấy có ba biến thể: B.1.617.1, B.1.617.2 (“delta”) và B.1.617.3. Chúng khác nhau ở một số đột biến trong protein gai và  phân bố theo những cách khác nhau trên khắp thế giới.

Chủng “delta” tiếp tục đột biến. “Delta Plus” được phân biệt bởi sự hiện diện của đột biến K417N trong protein gai; nó có thể làm giảm hoạt động của huyết thanh và kháng thể của những người đã từng mắc bệnh và cả những người được tiêm chủng.

Ai là người dễ bị tổn thương nhất bởi biến chủng Delta?

Hiện tại, biến chủng Delta đã có đặc tính đặc trưng như sau. Nhìn chung, bệnh nhân trở nên trẻ hơn. Bây giờ, đối tượng dễ bị tấn công nhất là từ 14-29 tuổi. Hồi mùa xuân đối tượng là những người trên 65 tuổi, về cơ bản hiện tại chúng ta có bệnh nhân là trẻ em. Và chúng ta ghi nhận các ổ dịch bùng phát trong gia đình, khi cha mẹ cùng mắc bệnh với con cái và ngược lại”, 

Biến chủng mới “delta plus” được phân biệt bởi có sự đột biến K417N trong Spike protein, là độc tố có thể làm giảm hoạt động của huyết thanh và kháng thể ở những người đã mắc bệnh hoặc được tiêm chủng. Theo các bác sĩ Ấn Độ, lần đầu tiên biến chủng này được phát hiện vào tháng 3 năm nay tại châu Âu.

“Hiệp hội Coronavirus Genomics Ấn Độ (INSACOG) báo cáo rằng chủng delta plus hiện là “biến thể gây quan ngại” và có các đặc điểm sau: tăng tính thấm, gắn kết mạnh hơn với các thụ thể tế bào phổi, có thể làm giảm phản ứng với các kháng thể đơn dòng”.

Chủng mới được gọi là “biến thể gây quan ngại” khi có bằng chứng cho thấy nó có thể lây nhiễm nhiều hơn chủng ban đầu, gây ra bệnh nghiêm trọng hơn, hoặc “né tránh” vắc xin hoặc kháng thể.

Nguồn: https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/